Đưa chuyển đổi số vào nhà bếp
Lượt xem: 53

Đưa chuyển đổi số vào nhà bếp

 

Trong thời đại công nghệ thông tin đang thay đổi nhanh tới chóng mặt, những công việc tưởng chừng như chỉ có con người mới làm được như nấu ăn, làm bếp cũng đang đi theo xu hướng chung khi máy móc đang xuất hiện ngày càng nhiều trong những căn bếp đỏ lửa.

anh tin bai

Đã vào đại học được vài tháng, nhưng Tuấn Dũng, sinh viên một trường đại học tại Hà Nội, vẫn chưa quen với nếp sống mới ở Thủ đô. Quá nhiều thứ mới mẻ trong cuộc sống đôi khi khiến cậu sinh viên năm nhất vẫn có phần ngỡ ngàng, và một trong những trải nghiệm đó đến từ việc đi ăn.

"Lần đầu tiên em được vào một quán đồ ăn vặt mà khách hàng đặt món qua điện thoại di động, sau đó nhân viên tự nhận đơn và chuẩn bị đồ ăn", Tuấn Dũng chia sẻ về một trải nghiệm đi ăn thú vị mà cậu mới được "thử nghiệm".

Dễ thấy, làn sóng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ khắp thế giới cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới những quán ăn, hàng quà vặt ven đường. Không chỉ dừng lại ở gọi món qua điện thoại, công nghệ mới đã len lỏi vào sâu trong những căn bếp và đang ngày càng trở nên hữu dụng với cả những đầu bếp và phụ trách, quản lý nhà hàng.

Xu hướng tất yếu

Một trong những thay đổi đáng kể nhất là cách công nghệ cải thiện trải nghiệm người dùng thông qua các ứng dụng đặt hàng từ xa. Các nền tảng như Ubereats, Grab hay Deliveroo đã biến việc đặt món ăn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần vài cú chạm trên điện thoại thông minh, khách hàng có thể chọn món, thanh toán và nhận đồ ăn ngay tại cửa nhà. Đối với các nhà hàng, đây là cơ hội để mở rộng đối tượng khách hàng mà không cần gia tăng chi phí mặt bằng hay nhân sự.

Cùng với đó, blockchain đã mở ra một chương mới trong việc đảm bảo minh bạch và an toàn thực phẩm. Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng món ăn mà còn muốn biết rõ nguồn gốc, quy trình sản xuất và mức độ thân thiện với môi trường của sản phẩm. Công nghệ blockchain giúp cung cấp thông tin chi tiết từ nơi trồng trọt đến tay người tiêu dùng. Ví dụ, bằng cách quét mã nhận diện trên sản phẩm, khách hàng có thể theo dõi toàn bộ hành trình của thực phẩm. Điều này không chỉ tăng cường niềm tin mà còn giúp các doanh nghiệp quản lý tốt hơn chất lượng và an toàn thực phẩm.

Dữ liệu cũng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa vận hành và chiến lược kinh doanh. Các hệ thống phân tích dữ liệu và điện toán đám mây giúp doanh nghiệp hiểu rõ hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó xây dựng các chiến dịch quảng cáo nhắm đúng đối tượng. Bên cạnh đó, việc cá nhân hóa các ưu đãi, thông báo qua email hoặc tin nhắn không chỉ tăng doanh số mà còn giúp doanh nghiệp gia tăng lòng trung thành từ khách hàng. Sự hiểu biết sâu sắc này cho phép các nhà hàng và nhà sản xuất thực phẩm mở rộng thị phần một cách hiệu quả hơn.

Sự xuất hiện của robot trong ngành thực phẩm và nhà hàng cũng là một bước tiến lớn. Không chỉ còn là những hình ảnh trong các quảng cáo trên TV, robot giờ đây đã tham gia vào nhiều khâu trong chuỗi giá trị, từ đóng gói, phân loại đến kiểm soát chất lượng và thậm chí phục vụ tại bàn. Trong các nhà hàng hiện đại, thực khách có thể tự chọn món qua thực đơn điện tử mà không cần nhân viên phục vụ. Theo một khảo sát của Oracle, có đến 76% chủ nhà hàng bày tỏ hứng thú với việc sử dụng robot để nâng cao chất lượng dịch vụ. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, robot còn tăng cường độ chính xác và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cuối cùng, công nghệ cảm biến thông minh đã Cách mạng hóa quy trình sản xuất và vận chuyển thực phẩm. Những cảm biến này cung cấp thông tin theo thời gian thực về hiệu suất thiết bị, nhiệt độ và điều kiện vận chuyển, đảm bảo chất lượng thực phẩm từ nhà máy đến tay người tiêu dùng. Các cảm biến còn giúp doanh nghiệp giám sát và tối ưu hóa quy trình, từ kiểm đếm hàng tồn kho đến phân tích thành

Bếp ăn Việt cũng chuyển đổi số

Hệ thống POS (Point of Sale) cầm tay đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều nhà hàng và quán cà phê. Các ứng dụng như Sapo POS và CukCuk đang giúp nhân viên phục vụ xử lý các đơn hàng nhanh hơn, chính xác hơn, đồng thời loại bỏ nhu cầu ghi chép thủ công. Điển hình, Highlands Coffee đã triển khai công nghệ này để giảm thời gian chờ đợi, đồng thời nâng cao độ chính xác khi đặt món. Đây không chỉ là giải pháp quản lý hiệu quả mà còn là cách để doanh nghiệp tạo dựng trải nghiệm khách hàng khác biệt.

Ki-ốt tự đặt hàng cũng đang thay đổi cách thức phục vụ trong cho nhà hàng. McDonald's Việt Nam đã tiên phong triển khai các ki-ốt này tại nhiều chi nhánh, giúp khách hàng tự lựa chọn món và thanh toán mà không cần sự hỗ trợ trực tiếp từ nhân viên. Công nghệ này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian trong những giờ cao điểm mà còn nâng cao sự tiện lợi, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thực khách hiện đại. Một số thương hiệu đồ ăn nhanh khác cũng đã cập nhật hình thức đặt đơn tiện lợi này tại các cửa hàng của mình.

Công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) đang mở rộng giới hạn trải nghiệm khách hàng. Tại nhà hàng Saigon Café thuộc Sheraton Saigon, thực đơn không chỉ là văn bản hay hình ảnh tĩnh mà trở thành những mô hình 3D sống động. Điều này giúp thực khách dễ dàng hình dung món ăn, đồng thời tạo ra một ấn tượng sâu sắc về dịch vụ sáng tạo. Sheraton Saigon đã khẳng định vị thế tiên phong khi áp dụng AR, mở ra một xu hướng mới trong lĩnh vực khách sạn cao cấp.

Công nghệ không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn định hình cách các doanh nghiệp ngành ẩm thực và khách sạn vận hành, phát triển. Với các giải pháp hiện đại, từ hệ thống quản lý tiên tiến đến thanh toán thông minh, ngành dịch vụ tại Việt Nam đang mở ra một tương lai nơi công nghệ và trải nghiệm khách hàng phát triển đồng hành.

Văn phòng Sở

Nguồn: https://laodong.vn

Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang