Quá trình hình thành và phát triển ngành Tổ chức Nhà nước

A. Quá trình hình thành và phát triển ngành Tổ chức Nhà nước:

Chính quyền Nhà nước luôn là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Nắm vững nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lê-nin; Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng Nhà nước cách mạng, coi việc xây dựng bộ máy Nhà nước cách mạng là nhân tố quyết định để cách mạng giành thắng lợi, thiết lập nền dân chủ,xây dựng Nhà nước tự do, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Đây là nhiệm vụ hết sức to lớn, phức tạp và mới mẽ. Để xây dựng bộ máy Nhà nước hoạt động có hiệu quả, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chăm lo xây dựng cơquan tham mưu và quản lý về công tác tổ chức nhà nước cách mạng.

Sau nhiều năm dài đấu tranh gian khổ, tranh thủ thời cơ nhân chiến thắng của đồng minh trước chủn ghĩa phát xít, ngày 13/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa toàn quốc để giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày16/8/1945, Đại hội đại biểu quốc dân được triệu tập. Đại hội đã thông qua lời hiệu triệu, kêu gọi quốc dân đồng bào đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền, xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đại hội đã quyết nghị thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch để chỉ đạo cuộc tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn,cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi tại hà Nội (19/8), Huế (23/8), Sài Gòn(25/8) và nhiều địa phương khác trong cả nước. Trong tình hình mới, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam được cải tổ thành Chính phủ lâm thời của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 28/8/1945,Chính phủ lâm thời tuyên cáo với 13 Bộ và 15 Bộ trưởng, Bộ Nội vụ do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng. Đây là cơ quan của Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy Nhà nước, bảo vệ chính quyền còn non trẻ và ngày 28/8/1945 đã đi vào lịch sử, đánh dấu sự ra đời của ngành Tổ chức nhà nước trong Nhà nước cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

Lịch sử của ngành Tổ chức nhà nước gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy Nhà nước cách mạng, gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước qua các giai đoạn lịch sử:

I. Giai đoạn từ năm 1945-1954: Lịch sử ngành Tổ chức nhà nước giai đoạn này gồm 2 thời kỳ:

1. Thời kỳ Chính phủ lâm thời (28/8/1945-2/3/1946):

Ngày 28/8/1945, Bộ Nội vụ được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng, nhiệm vụ cấp bách trong thời điểm này là tập trung vào việc xây dựng bộ máy Nhà nước cách mạng còn non trẻ và chuẩn bị các điều kiện, cơ sở pháp lý để thành lập Chính phủ chính thức của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và cũng trong thời gian này, ngành Tổ chức nhà nước từng bước được củng cố, kiện toàn. Ngày 19/01/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 14/NV quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trực thuộc Bộ, bao gồm: Văn phòng giúp việc trực tiếp cho Bộ trưởng và 04 Nha: Nha Công chức và Kế toán phụ trách việc ban hành quy chế công chức và kế toán nội bộ; Nha Pháp chế hành chính phụ trách công tác pháp chế và hành chính; Nha Thanh tra phụ trách thanh tra hành chính và chính trị; Nha Công an phụ trách công tác trị an.

Mặc dù mới được thành lập trong điều kiện vừa làm, vừa xây dựng, song hoạt động của ngành Tổ chức nhà nước đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, củng cố bộ máychính quyền nhân dân còn non trẻ, góp phần ổn định đất nước, đập tan âm mưu phản nghịch của các thế lực thù địch, góp phần vào tiêu diệt giặc đói, giặc dốt do thực dân Pháp và phát xít Nhật để lại, cải thiện đời sống mọi mặt của xã hội.

2. Thời kỳ Chính phủ kháng chiến (1946-1954):

Sau thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử ngày 02/3/1946, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá I của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bầu ra Chính phủ để lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng lại đất nước và đấu tranh gìn giữ độc lập. Trong cơ cấu của Chính phủ có Bộ Nội vụ, lúc này do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Bộ trưởng, đến tháng 6/1947 cụ Tôn Đức Thắng làm Bộ trưởng và đến tháng 11/1947 cụ Phan Kế Toại đảm nhận chức vụ này. thời kỳ này là Chính phủ kháng chiến của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và hoạt động tới tháng 9/1955 và Bộ Nội vụ tiếp tục vai trò là cơ quan Trung ương của ngành Tổ chức nhà nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ xây dựng tổ chức bộ máy Nhà nước của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Về nội bộ, bộ máy tổ chức của Bộ Nội vụ và của ngành Tổ chức nhà nước ngày càng được củng cố và phát triển theo tiến trình hoàn thiện bộ máy Nhà nước và đấu tranh thắng lợi của công cuộc kháng chiến. Theo sắc lệnh 58/SL của Chủ tịch Chính phủ ký ngày 03/5/1946, cơ cấu của Bộ Nội vụ gồm có: Văn phòng Bộ và 4 Nha: Nha Công chức và Kế toán: có nhiệm vụ soạn thảo các Quy chế, quản lý công chức và kế toán trong Bộ; Nha Pháp chế hành chính (còn gọi là Nha Pháp chính): phụ trách công tác pháp chế và hành chính; Nha Thanh tra: phụ trách công tác thanh tra hành chính và chính trị; Nha Công an (Việt Nam Công an vụ): phụ trách vấn đề trị an trong toàn quốc (Đến năm 1953, Nha Công an được tách ra thành Thứ bộ Công an, sau đổi thành Bộ Công an). Năm 1950, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 162/NVquy định tổ chức Văn phòng Bộ; theo đó trong Văn phòng có 6 phòng để điều hành các hoạt động chung và theo dõi các hoạt động của các Nha.

Như vậy, kể từ năm 1946,mặc dù vừa phải trực tiếp tham gia chiến đấu trong cuộc kháng chiến của toàn dân tộc chống lại cuộc xâm lược lần thứ 2 của thực dân Pháp, vừa phải di chuyển từ thủ đô Hà Nội lên thủ đô kháng chiến và hoạt động lâu dài trong chiến khu,song tổ chức bộ máy của ngành Tổ chức nhà nước mà cụ thể là Bộ Nội vụ không ngừng được củng cố và phát triển. Các hoạt động tham mưu và chỉ đạo trong lĩnh vực tổ chức bộ máy Nhà nước được thực hiện nghiêm túc, đúng hướng, góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương ngày càng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ thắng lợi.

II. Giai đoạn từ năm 1955-1975: Lịch sử ngành Tổ chức nhà nước giai đoạn này gồm 2 thời kỳ:

1. Thời kỳ từ năm 1955-1970:

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Bộ Nội vụ đã khẩn trương bắt tay vào công việc khôi phục sau chiến tranh và chỉ trong một thời gian ngắn, các vấn đề như việc ổn định cấp bậc cán bộ, công nhân viên chức, sắp xếp chế độ tiền lương, điều chỉnh biên chế, kiện toàn bộ máy chính quyền địa phương (thành lập các khu tự trị Tây Bắc, Việt Bắc, tổ chức các tỉnh, thànhphố...) đã được thực hiện, góp phần nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy chính quyền nhân dân sau chiến thắng nhằm khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong các năm 1960-1969, trên cơ sở xác định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ theo cơ cấu của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp năm 1959 và theo Nghị quyết của Quốc hội cho phù hợp với tình hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, nhiều nội dung quản lý cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước được giao cho Bộ Lao động như : chính sách tiền lương, bảo hộ lao động... vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ được quy định lại theo Nghị định số 130/CP ngày 29/9/1961 của Chính phủ, theo đó: Bộ Nội vụ là cơ quan của Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm quản lý công chức và dân chính theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm hoàn thành tốt công tác xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước và công tác dân chính.

Trong những năm này, tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ cũng như của ngành có sự thay đổi và phát triển. Về tổ chức của Bộ, gồm có: Văn phòng, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ chính quyền địa phương, Vụ Biên chế tiền lương, Vụ Dân chính và Thông tin, Vụ Việt kiều, Cục Phòng cháy chữa cháy, sau thêm Vụ hưu trí và một số đơn vị sự nghiệp.

Ngày 13/6/1963, Bộ Nội vụ có Thông tư số 15/NV về việc chấn chỉnh tổ chức bộ máy làm công tác Nội vụ ở địa phương, qua đó Bộ Nội vụ đã yêu cầu Ủy ban hành chính đưa các công tác do Bộ Nội vụ chỉ đạo ở Khu, Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào một đầu mối thống nhất lấy tên là Ban Tổ chức dân chính. Ban Tổ chức dân chính được tổ chức thành 2 khối: Khối công tác tổ chức và khối về chính sách.

Về nhiệm vụ Ban Tổ chức dân chính bao gồm: Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy các địa phương; phân nhiệm và phân cấp quản lý; xây dựng và sửa đổi chế độ công tác; nghiên cứu việc điều chỉnh địa giới hành chính; tổ chức phục vụ bầu cử, kiện toàn tổ chức chính quyền xã, huấn luyện Ủy ban hành chính xã; quản lý phân bổ biên chế; quản lý cán bộ theo phân cấp; thi hành các chính sách cho cán bộ xã, thi hành chính sách thương binh liệt sĩ; thi hành các chính sách về thể lệ, hộ tịch, lập hộ,thi hành các chính sách về cứu tế xã hội...

Việc thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ, của ngành Tổ chức nhà nước trong giai đoạn này đã góp phần quan trọng vào việc tiếp tục xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân ngày càng vững mạnh, tạo cơ sở cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong những năm hòa bình cũng như chiến đấu chống lại cuộc tiến công phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ leo thang ra Miền Bắc, xây dựng và bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa làm hậu phương lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam.

2. Thời kỳ từ năm 1970-1973:

Từ những năm 1970, ngành Tổ chức nhà nước có một số thay đổi trong hệ thống tổ chức. Theo quyết định số40/CP ngày 26/02/1970 của Hội đồng Chính phủ, các chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác Tổ chức nhà nước được chuyển từ Bộ Nội vụ về Phủ Thủ tướng do đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực trực tiếp chỉ đạo. Bộ Nội vụ chỉ còn thực hiện một số nhiệm vụ xã hội, tới năm 1975 sáp nhập với Bộ Công an thành lập Bộ Nội vụ mới thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an. Đến năm 1998, Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 3 quyết định đổi tên Bộ Nội vụ thành Bộ Công an. Những chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Bộ Nội vụ trước kia do Ban Tổ chức - Cán bộ của chính phủ thựchiện.

Đến năm 1973, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành được nhiều thắng lợi. Hội nghị Paris về vấn đề hoà bình ở Việt Nam đã được ký kết sau thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không, Miền Bắc nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh và vẫn là hậu phương lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Miền Nam tiếp tục đấu tranh đòi Mỹ - nguỵ thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris,đồng thời chuẩn bị lực lượng khi thời cơ đến giải phóng hoàn toàn Miền Nam,thống nhất đất nước. Trong bối cảnh đó, để chuẩn bị cho phương hướng chiến lược mới, chuẩn bị cho một Nhà nước thống nhất, sau khi đã điều chuyển các chứcnăng, nhiệm vụ công tác tổ chức cán bộ từ Bộ Nội vụ, Bộ Lao động tập trung về Phủ Thủ tướng, ngày 20/02/1973 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số29/CP lập Ban Tổ chức của Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý công tác tổ chức cán bộ theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng, kiện toàn bộ máy Nhà nước trong tình hình, nhiệm vụ mới.Ban Tổ chức của Chính phủ là cơ quan đầu mối của Chính phủ và giúp chính phủ trên lĩnh vực Tổ chức nhà nước.

Như vậy, mặc dù có sự điều chuyển tổ chức bộ máy đảm nhiệm các chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức nhà nước ở Trung ương nhưng hệ thống ngành Tổ chức nhà nước vẫn được xác lập, các nhiệm vụ của ngành vẫn được thực hiện một cách nhịp nhàng, đầy đủ và tiếp tục tham gia vào việc xây dựng Tổ chức nhà nước ngày càng vững mạnh.

III. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay:

1. Thời kỳ từ năm 1975-1990:

Sau chiến thắng lịch sử30/4/1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ngành Tổ chức nhà nước với đầu mối là Ban Tổ chức của Chính phủ đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng và Chính phủ về tổ chức bộ máy, công chức, công vụ trong thời kỳ mới.Từ năm 1980, do yêu cầu nhiệm vụ công tác, Ban Tổ chức của Chính phủ được tách ra thành một cơ quan độc lập. Chức năng, nhiệm vụ vẫn thực hiện theo nghị định số 29/CP. Trong thời gian này, các nhiệm vụ được Ban Tổ chức của Chính phủ thực hiện, gồm: Tham mưu và giúp Chính phủ quản lý việc tổ chức bộ máy các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp; công tác bầu cử; địa giới hành chính; chế độ, chính sách cho CBCC và đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở; quản lý biên chế và tinh giản biên chế; tổ chức các Hội quần chúng v.v... các Ban Tổ chức dân chính tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được quy định theo sự chỉ đạo của Ban Tổ chức của Chính phủ. Lãnh đạo trực tiếp công tác của Ban Tổ chức của Chính phủ trong các năm từ 1975 đến năm 1982 là đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực,tới năm 1982, đồng chí Vũ Trọng Kiên được bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban, năm1988 đồng chí Trần Công Tuynh được bổ nhiệm quyền trưởng ban. Tháng 10/1989, đồng chí Phan Ngọc Tường được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng- Trưởng ban Ban Tổchức của Chính phủ.

2. Thời kỳ từ năm 1990 đến nay:

Sau 4 năm đổi mới đất nước và thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải có sự đổi mới trong hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung và nền hànhchính nói riêng. Đầu năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số135/HĐBT quy định lại tên, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Ban Tổ chức của Chính phủ thành Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Ngày 30/9/1992, Nghị quyết kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX đã quyết định Ban Tổ chức–Cán bộ Chính phủ là cơ quan ngang Bộ. Sau đó, căn cứ Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ngày 09/11/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Theo đó, Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy Nhà nước; quản lý công chức, viên chức Nhà nước, lập Hội quần chúng và tổ chức phi Chính phủ, phân vạch địa giới hành chính và công tác lưu trữ tài liệu quốc gia;đồng thời Nghị định cũng quy định cơ cấu của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ gồm có 10 tổ chức trực thuộc là: Văn phòng, Vụ Tổ chức, Vụ Chính quyền địa phương,Vụ Công chức - viên chức, Vụ Đào tạo, Vụ Biên chế - Tiền lương, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Thanh tra pháp chế, Cục lưu trữ Nhà nước, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Cơ quan Thường trực Miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Thường trực Miền Trung tại thành phố Nha Trang-tỉnh Khánh Hòa. Đến ngày 05/8/2002,Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ nhất ban hành Nghị quyết số 02/2002/QH11 quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ thì Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ đổi thành Bộ Nội vụ do đồng chí Đỗ Quang Trung làm Bộ trưởng cho đến nay(Đứng đầu Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ lần lượt là các đồng chí Bộ trưởng -Trưởng ban: Phan Ngọc Tường, Ủy viên Trung ương Đảng (1990-1996); Đỗ QuangTrung, Ủy viên Trung ương Đảng (từ 1996-2005).

Tóm lại, trong những năm qua, hoạt động của ngành Tổ chức Nhà nước luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy Nhà nước cách mạng, gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngành đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, giải pháp xây dựng bộ máy Nhà nước, đáp ứng yêu cầu cách mạng qua mỗi thời kỳ, góp phần to lớn vào thành tựu chung của dân tộc.

Do đã đóng góp nhiều thành tích to lớn trong công tác và để phát huy vai trò, truyền thống của ngành Tổ chức Nhà nước cũng như động viên cán bộ, công chức làm tốt công tác tổ chức cán bộ, xây dựng ngành Tổ chức Nhà nước ngày càng vững mạnh hơn, theo đề nghị của Bộ trưởng-Trưởng ban Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, ngày 17/4/2002 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 279/QĐ-TTg cho phép hàng năm lấy ngày 28 tháng 8 làm “Ngày truyền thống của ngành Tổ chức Nhà nước”.

B. Quá trình hình thành và phát triển ngành Tổ chức Nhà nước tỉnh Bình Thuận:

Hòa chung trong các hoạt động của ngành Tổ chức Nhà nước, ngành Tổ chức Nhà nước của tỉnh Bình Thuận cũng từng bước được củng cố, kiện toàn và đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương qua các thời kỳ.

I. Thời kỳ từ năm 1975 trở về trước:

Xuất phát từ tình hình thực tế của chiến trường trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở Miền Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng, công tác tổ chức cán bộ của tỉnh dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Khu ủy đã động viên, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào lực lượng cách mạng lập nên nhiều chiến công hiển hách,giải phóng Bình Thuận vào ngày 19/4/1975.

II. Thời kỳ từ năm 1975-1977:

Sau ngày chiến thắng lịch sử 30/4/1975, nước nhà hoàn toàn thống nhất, công tác tổ chức bộ máy, cánbộ công chức thuộc khu vực Nhà nước được chuyển giao từng bước từ sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy qua UBND tỉnh.

Thực hiện sự sắp xếphành chính chung của cả nước, tháng 01/1976 tỉnh Thuận Hải được thành lập, táchtừ tỉnh Thuận Lâm, trong đó đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức, nòng cốt làmột bộ phận Quân khu 6.

Ngày 25/12/1976, UBND tỉnh Thuận Hải đã quyết định thành lập Phòng Tổ chức chính quyền trực thuộcUBND tỉnh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực UBND tỉnh, đứng đầu là đồng chí Trần Ngọc Trác - Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí Nguyễn Văn Chung,Trần Phương được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng. Sau đó đồng chí Trương Hữu Đức được bổ sung làm Phó trưởng phòng. Mặc dù mới được thành lập trong điều kiện vừa học, vừa làm, song Phòng Tổ chức chính quyền đã làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh về xây dựng tổ chức bộ máy, thực hiện chính sách cán bộ, góp phần giải quyết và khắc phục hậu quả sau chiến tranh, ổn định đời sống xã hội.

III. Thời kỳ từ năm 1977cho đến nay:

Do yêu cầu nhiệm vụ và hướng dẫn của Trung ương, ngày 12/12/1977 Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Thuận Hải được thành lập theo Quyết định số 504 QĐ/UB của UBND tỉnh. Đồng chí Trần Ngọc Trác và sau này là đồng chí Hứa Minh Trí - Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp kiêm Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, các đồng chí Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Văn An làm Phó trưởng ban; trong đó đồng chí Nguyễn Thị Thanh Tâm được giao làm Phó trưởng ban Thường trực. Trong thời gian này,chức năng, nhiệm vụ được giao cho Ban Tổ chức chính quyền tỉnh là: Tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng, quản lý việc tổ chức bộ máy các Ty, Ban, Ngành, các đơn vị thuộc UBND tỉnh và chính quyền cấp huyện, xã, công tác bầu cử, địa giới hành chính, chế độ chính sách cho cán bộ, công chức và cán bộ chính quyền cơ sở, quản lý biên chế, tổ chức các Hội quần chúng…theo hướng dẫn của Ban Tổ chức của Chính phủ. Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban gồm: Tổ Hành chính - tổng hợp,Tổ Xây dựng chính quyền, Tổ Cán bộ và Tổ Bộ máy.

Ở cấp huyện, từ năm 1976 đến năm 1978, thực hiện nhiệm vụ Tổ chức nhà nước là Phòng Tổ chức chính quyền.Từ năm 1979 đến năm 1980, công tác Tổ chức chính quyền ở cấp huyện được giao cho Văn phòng UBND huyện đảm nhận và do đồng chí Ủy viên thư ký trực tiếp chỉ đạo. Đến năm 1981 được tái lập với tên gọi là Ban Tổ chức - Lao động huyện (do tăng nhiệm vụ lao động). Năm

1988 đổi tên thành phòngTổ chức - Lao động - xã hội (do tăng nhiệm vụ chính sách, xã hội) gọi tắt làPhòng Tổ chức - Xã hội. Đến năm 2004, thực hiện theo Nghị định số 172/CP của Chính phủ, phòng Phòng Tổ chức - Xã hội được đổi tên là phòng Nội vụ - Lao động- Thương binh và xã hội cho đến nay.

Ở các Sở, ngành nói chung từ trước đến nay đều hình thành phòng Tổ chức - Cán bộ, phòng Tổ chức -hành chính hoặc phòng Tổ chức - Hành chính -Tổng hợp.

Đến tháng 5/1988, xét tình hình thực tế và khả năng đội ngũ cán bộ, công chức của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, UBND tỉnh đã Quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Chung - PhóTrưởng ban làm Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tháng 4/1992 tỉnh Thuận Hải được tách ra thành 2 tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận; ngày 11/3/1999, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 694 QĐ/UB-BT về việc thành lập Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Bình Thuận, đồng chí Lê Tiến Phương-Phó Trưởng ban được cử làm quyền Trưởng ban từ ngày 25/02/1992 và đến tháng 9/1992 được bổ nhiệm làm Trưởng ban.

Do yêu cầu, nhiệm vụ của công tác Tổ chức nhà nước ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực để thực hiện nhiệm vụ theo Pháp lệnh cán bộ, công chức, tháng 4/1999, tổ chức bộ máy của BanTổ chức chính quyền tỉnh được hình thành theo 04 phòng: Phòng Hành chính - Tổnghợp, Phòng xây dựng chính quyền, Phòng Tổ chức - biên chế - tiền lương và Phòng Công chức - Thanh tra -Đào tạo - thi tuyển công chức.

Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, đồng chí Lê Tiến Phương được bầu vào Ủy viên Thường vụ, Trưởng banTổ chức Tỉnh uỷ từ tháng 6/2001. Do đó đồng chí Nguyễn Văn Nhân - Phó trưởngban được cử phụ trách Ban và đến tháng 11/2001 được bổ nhiệm làm Trưởng ban BanTổ chức chính quyền tỉnh.

Ngày 20/11/2003, để phù hợp với giai đoạn cách mạng mới, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 248/2003/QĐ-TTg đổi tên Ban Tổ chức chính quyền thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành Sở Nội vụ. Theo đó, ngày 08/12/2003 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3246/QĐ-UBBT đổi tên Ban Tổ chức chính quyền tỉnh thành Sở Nội vụ và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Nhân -Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh làm Giám đốc Sở Nội vụ.

Hiện nay, về cơ cấu tổ chức, Sở Nội vụ có 6 phòng chuyên môn: Văn phòng Sở Nội vụ; Thanh tra Sở Nội vụ; phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên; phòng Tổ chức, công chức; phòng Tuyển dụng, đào tạo và văn thư, lưu trữ; phòng Cải cách hành chính và 03 đơn vị trực thuộc: Ban Thi đua Khen thưởng; Ban Tôn giáo; Trung tâm Lưu trữ lịch sử.

Nhìn chung, trong những năm qua các hoạt động của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh trước đây cũng như Sở Nội vụ hiện nay đã hòa chung vào công cuộc đổi mới của đất nước, đơn vị đã thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực Tổ chức nhà nước do Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) chỉ đạo và UBND tỉnh giao. Đặc biệt trong những năm gần đây, thực hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức, công tác Tổ chức nhà nước có nhiều vấn đề mới như sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thi tuyển và thi nâng ngạch công chức,cải cách hành chính, thanh tra nội vụ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước và cán bộ, công chức chính quyền cơ sở... tập thể cán bộ, công chức đã nỗ lực phấn đấu thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công./.


Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang