5 nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật
5 nhiệm vụ, giải
pháp về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng
pháp luật
Chính phủ ban hành Nghị quyết số
10/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW
ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Ảnh minh họa
Chương trình đưa ra 5 nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu để các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện.
Đẩy mạnh quán triệt, phổ biến
Quy định số 178-QĐ/TW; nâng cao nhận thức, trách nhiệm về kiểm soát quyền lực,
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Quán triệt, phổ biến đúng, đầy đủ mục
đích, ý nghĩa và nội dung của Quy định số 178-QĐ/TW, nhất là nguyên tắc, nội
dung, phương thức, trách nhiệm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; các hành vi tham nhũng, tiêu cực;
trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền; xử lý hành vi vi phạm nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; lồng ghép quán triệt,
phổ biến trong các hội nghị, tập huấn về công tác xây dựng pháp luật của bộ,
ngành, địa phương.
Đồng thời, nâng cao nhận thức,
trách nhiệm về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong
công tác xây dựng pháp luật.
Phát huy vai trò của Chính phủ
trong việc xây dựng các văn bản, đề án bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật.
Xây dựng Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; xây dựng
"Định hướng xây dựng pháp luật của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội khóa
XVI"; tăng cường trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng
về nội dung văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục xây dựng Đề án "Bảo đảm
và tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng hiệu quả kinh
phí xây dựng và thi hành pháp luật"; tiếp tục xây dựng Đề án "Nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu của Nghị quyết
số 27-NQ/TW"; thực hiện Đề án "Phát triển nguồn nhân lực làm công tác
tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đến năm 2030".
Thực hiện kiểm soát quyền lực,
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật của Chính
phủ
Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ
chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật được quy định tại các Điều 7,
8, 9, 10 và Điều 11 của Quy định số 178-QĐ/TW và các quy định liên quan.
Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát, kỷ luật trong công tác xây dựng pháp luật
Giám sát, kiểm tra công tác xây dựng
pháp luật nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong
công tác xây dựng pháp luật và kịp thời sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp
luật. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm để xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực bằng
các biện pháp, hình thức kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, xử lý vi phạm hành
chính, xử lý hình sự theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Sơ kết, tổng kết đánh giá việc
thực hiện Quy định sổ 178-QĐ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ.
Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức, đơn vị có liên
quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và các nhiệm vụ chủ yếu được
xác định trong Chương trình hành động này xây dựng, ban hành Kế hoạch công tác
phù hợp với tình hình thực tế của bộ, ngành mình.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của bộ, ngành chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi,
bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất,
tạo cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám
sát việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này của Chính phủ; định kỳ
hằng năm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng
gửi Bộ Tư pháp để theo dõi và tổng hợp theo quy định...
Thanh tra Sở Nội vụ
Nguồn: https://thanhtra.com.vn/tin-trong-nuoc-A7403F0EC/5-nhiem-vu-giai-phap-ve-kiem-soat-quyen-luc-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-trong-xay-dung-phap-luat-3e6de3d5b.html