Lãng phí thời gian, công sức khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt
Lãng phí thời gian, công sức khi thủ tục hành chính
rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa viết tác phẩm "Chống lãng phí".
Trong một
số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ
rõ, đó là “Lãng phí thời gian,
công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công
trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Tô Lâm
1. Lãng
phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm
rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh “Trong mọi giai đoạn
cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng
phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo
cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu
cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những
yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách”. Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã góp
phần đưa công cuộc đổi mới đạt những thành tựu vĩ đại; đạt và vượt hầu hết các
mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội qua các nhiệm kỳ, kể cả trong
bối cảnh có những thách thức chưa từng có tiền lệ như dịch bệnh, thiên tai; huy
động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo
đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất
nước.
Bên
cạnh kết quả, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác
nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Trong đó, gây
suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng
gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước,
tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển
của đất nước. Một
số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay, đó là: Chất lượng xây
dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới dẫn
đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực.
Lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính
rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt…..
Ngoài
những nguyên nhân dẫn đến từng dạng thức lãng phí, còn do thực thi các nghị
quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật về phòng, chống lãng phí trong thực tế vẫn
còn hạn chế; hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ, một số chưa phù hợp thực tế
nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; xử lý lãng phí chưa được đề cao, thường gắn
với xử lý tham nhũng như hệ lụy kéo theo. Chưa tạo được phong trào thi đua rộng
khắp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như dư luận xã hội mạnh mẽ để
phê phán, lên án những hành vi gây lãng phí. Việc xây dựng văn hóa tiết kiệm,
không lãng phí trong xã hội chưa được quan tâm đúng mức.
2. Công
tác phòng, chống lãng phí trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng
viên và người dân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhắc nhở, định hướng, chỉ đạo “công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai
quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở
thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân...”
Chúng
ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
của dân tộc. Đây cũng là thời điểm để định hình tương lai của chúng ta. Để nắm
bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân
dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai
tốt đẹp, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ
với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự
giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới;
chú trọng một số giải pháp trọng tâm, sau đây:
Thứ
nhất, cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng,
chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp; là một
phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”.
Tập
trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng
viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng
cơ quan, tổ chức, cá nhân khu vực công, khu vực tư về ý nghĩa, tầm quan trọng
và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiết kiệm, chống lãng phí
phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, có lãnh đạo, có chỉ tiêu
cụ thể, tiến hành thường xuyên, triệt để. Xây dựng, triển khai thiết thực các
cuộc vận động, phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo
khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển
hình tiên tiến trong thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí.
Thứ
hai, tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả
thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi,
việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công.
Ban
hành quy định của Đảng nhận diện cụ thể những biểu hiện lãng phí trong thực
hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên; quy định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy,
tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công
tác phòng, chống lãng phí; xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về
phòng, chống lãng phí. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi quy định của pháp luật về
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng
bộ cho giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với
các hành vi lãng phí; xây dựng cơ chế thực sự hữu hiệu cho giám sát, phát hiện
lãng phí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân. Đẩy mạnh phát hiện, xử
lý nghiêm minh các vụ vi phạm gây lãng phí lớn tài sản công theo tinh thần “xử
lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.
Thứ
ba, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân
dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo nhân
dân và phát triển đất nước.
Trọng
tâm là: (i) Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và
thực thi pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí.
Trong đó, xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn; vừa làm vừa rút kinh
nghiệm; không cầu toàn, không nóng vội; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung
tâm, chủ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, giải
quyết, khắc phục điểm nghẽn, mở rộng không gian, tạo đà cho phát triển. Thường
xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều
chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Rà
soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế - kỹ thuật
không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Hoàn thiện các quy
định xử lý hành vi lãng phí; các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; thể
chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong
chuyển đổi để giảm thiểu lãng phí. (ii) Cải cách triệt để,
giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp;
chống bệnh quan liêu. (iii) Sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật
lực hiệu quả; tăng cường tính bền vững, tối ưu hóa quy trình làm việc; nâng cao
hiệu quả sử dụng năng lượng. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự
án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát,
lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém. Sớm hoàn thành cổ phần hóa,
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tổng kết, nhân rộng kinh
nghiệm triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố
Nối (Hưng Yên) để rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, dự án đầu tư
công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm,
liên vùng, dự án có tác động lan tỏa. (iv) Tập trung xây dựng,
tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức chính trị - xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán
bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm
nhiệm vụ trong điều kiện mới. Có các giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động,
nâng cao giá trị lao động Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thứ
tư, xây dựng văn hóa phòng,
chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”,
“tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hằng ngày”.
Xây
dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích
nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thói quen quý
trọng tài sản của Nhà nước, công sức của Nhân dân, sự đóng góp của tập thể và
công sức của mỗi cá nhân; coi việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm
vụ hằng ngày. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng văn hóa tiết kiệm, ý
thức tiết kiệm; tư duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả, hình
thành trách nhiệm đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật.
V.I.
Lênin nói “Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy Nhà
nước của chúng ta. Chúng ta phải bài trừ mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân
chủ và bộ máy quan liêu tư bản chủ nghĩa của nó đã để lại đầy rẫy”; Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính yêu nhấn mạnh “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội
phải khắc phục khuyết điểm, tức là phải tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống
lãng phí, bảo vệ của công”; để đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã
hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của
Đảng, 100 năm thành lập nước, nhất định chúng ta phải quyết tâm phòng, chống
lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Tác phẩm của Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Tô Lâm là kim chỉ nam để mỗi cán bộ, đảng viên
và người dân suy nghĩ, nâng cao nhận thức
và có hành động thiết thực, góp phần khắc phục càng sớm càng tốt đối với một
số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay. Trong đó, tập trung làm tốt hơn nữa công tác cải
cách thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến, tạo
thuận tiện và thông suốt, không làm lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
T.X.Đ. Ban Thi đua - khen
thưởng tỉnh