UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến báo cáo phân tích chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, PCI, PGI
UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến báo cáo phân tích chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, PCI, PGI
Chiều ngày 20/5/2024, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến báo cáo phân tích chỉ số cải cách hành
chính (Par Index), chỉ số hài lòng của
người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), chỉ
số Hiệu quả Quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Xanh (PGI)
năm 2023 của tỉnh.
Ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị phát biểu
Chỉ số Par Index năm 2023 của tỉnh đạt
81,87/100 điểm -
Chỉ số đạt 81,87%, xếp thứ 61/63 tỉnh, thành, tăng 2,42% và giảm 01 bậc so năm
2022 (Chỉ số trung bình cả nước 86,79% và
cao nhất là Quảng Ninh đạt 92,18%). Trong đó, chỉ số SIPAS năm 2023 của tỉnh đạt 7,94/10
điểm - Chỉ
số đạt 79,4%, xếp thứ 56/63 tỉnh, thành, tăng 6,5% và tăng 07 bậc so năm 2022.
-
Có 03/9 nội dung tăng thứ bậc so với năm 2022, gồm: Cải cách thể chế (tăng 04 bậc); Cải cách thủ tục hành
chính (tăng 07 bậc) và chỉ số SIPAS (tăng 7 bậc);
-
Có 06/9 nội dung giảm thứ bậc so năm 2022, gồm: Về công tác chỉ đạo điều hành;
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ công chức;
Cải cách tài chính công; Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền
số; Tác động của CCHC đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Chỉ số PAPI năm 2023 của tỉnh Bình Thuận đạt 42,47/80 điểm - xếp thứ 29/63 tỉnh, thành (giảm 2,07 điểm và
giảm 22 bậc so với
năm 2022), thuộc nhóm đạt điểm trung bình cao- Có 3/8 chỉ số nội
dung có điểm số đạt được từ 65% đến 80% điểm số tối đa: “Cung ứng dịch vụ công”
đạt 76,4%, “Thủ tục hành chính công” đạt 72,9%, “Kiểm soát tham nhũng trong khu
vực công” đạt 67,6%.
- Có 2/8 chỉ số nội dung có điểm số đạt được từ 50% đến
dưới 65% điểm số tối đa: “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở” đạt 51,9%, “Công
khai, minh bạch” đạt 50%.
- Có 3/8 chỉ số nội dung có điểm số đạt được dưới 50%
điểm số tối đa: “Quản trị điện tử” đạt 30%, “Quản trị môi trường” đạt 33,8%,
“Trách nhiệm giải trình với người dân” đạt 42,2%
Tại Hội nghị, qua
nghe Báo cáo của Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến phát biểu của các
đại biểu dự họp, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau:
UBND tỉnh ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của
các, cấp các ngành trong công tác cải cách hành chính. Môi trường đầu tư kinh
doanh của tỉnh đã được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và
doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; Tuy nhiên: Chỉ số PCI có
tăng điểm, tăng bậc nhưng chưa bền vững, vẫn mất điểm ở nhiều tiêu chí không
đáng mất, chúng ta có thể làm được; Các chỉ số về cải cách hành chính, mức độ
hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành
chính nhà nước còn thấp. Công tác phối hợp công
tác giữa các sở, ban, ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ, chưa kịp thời; nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn
chưa được tháo gỡ kịp thời, trong đó có nhiều vướng mắc tồn đọng kéo dài nhiều
năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết, gây bức xúc trong các doanh nghiệp; lĩnh vực đất đai vẫn là điểm nghẽn lớn nhất
chưa được cải thiện; hời gian giải quyết hồ sơ đất đai dài hơn so với quy định
là vướng mắc mà nhiều doanh nghiệp và người dân trong tỉnh thường gặp phải nhất...
Trong thời gian tới, để cải thiện và nâng cao kết quả các
chỉ số, thứ hạng tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầ các sở, ngành, địa phương rút
kinh nghiệm, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế nêu trên và tập trung thực
hiện một số giải pháp trọng tâm sau:
Một là, Các sở, ngành, địa phương, nhất
là người đứng đầu phải tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức trong cán bộ, công
chức, viên chức và toàn thể người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cải
cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh của tỉnh. Chúng ta phải coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là đòn
bẩy thúc đẩy sự phát triển của tỉnh nhà, góp phần thực hiện thành công chủ đề
năm 2024, đó là “Nâng cao năng lực cạnh tranh và sự hài lòng của người dân,
doanh nghiệp”. Với quan điểm xuyên suốt là “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân triển khai hoạt động sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Hai là, Các cấp lãnh đạo từ tỉnh cho đến
các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với các
nhà đầu tư. Định kỳ hàng tháng tiếp nhận và tổng hợp các khó khăn vướng mắc của
doanh nghiệp để xem xét giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết
kịp thời. Trên tinh thần khó đâu gỡ ở đó, vướng cấp nào cấp đó phải giải quyết;
đồng thời, thường xuyên theo dõi, giám sát, đôn đốc các kết luận, cam kết sau
khi đối thoại với doanh nghiệp.
Ba là, Thủ trưởng các sở, ban, ngành,
chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải tiên phong, năng động, sáng tạo,
khắc phục thói quen, phương thức, lề lối cũ để duy trì những kết quả tốt đã đạt
được và cải thiện các chỉ số của tỉnh, của đơn vị còn thấp.
Bốn là, Căn cứ kết quả điểm số, xếp hạng
các chỉ số năm 2023 của tỉnh (kèm theo
các Báo cáo phân tích các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, PCI, PGI), các cơ
quan, đơn vị, địa phương tiếp tục duy trì các nội dung, tiêu chí có kết quả đạt
điểm cao. Đồng thời, khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công rõ trách
nhiệm, giao nhiệm vụ cụ thể
để tập trung cải thiện kịp thời
các tiêu chí không đạt điểm, giảm điểm, giảm thứ hạng liên quan đến lĩnh vực của
ngành, địa phương mình quản lý, theo dõi, thực hiện để khắc phục ngay trong năm
2024.
PHÒNG CCHC - SỞ NỘI VỤ