Cử tri tỉnh Bình Thuận: Hiện nay, cử tri theo tôn giáo Bà Ni không có thông tin chính xác cụ thể, trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia chỉ ghi chung chung là Hồi giáo thì chưa chính xác. Cử tri kiến nghị xem xét, bổ sung nội dung các tôn giáo cụ thể vào cơ sở dữ liệu quốc gia.
01/03/2023
Lượt xem: 327
Hiện nay, cử
tri theo tôn giáo Bà Ni không có thông tin chính xác cụ thể, trên hệ thống cơ sở
dữ liệu quốc gia chỉ ghi chung chung là Hồi giáo thì chưa chính xác. Cử tri kiến
nghị xem xét, bổ sung nội dung các tôn giáo cụ thể vào cơ sở dữ liệu quốc gia (Cử
tri tỉnh Bình Thuận).
Trả lời: (Tại
Công văn số 520/BNV-TGCP ngày 13/02/2023)
Trong quá trình Hồi giáo truyền bá vào cộng đồng Chăm ở Việt Nam, qua
các giai đoạn lịch sử khác nhau và ở các khu vực khác nhau, Hồi giáo đã có sự
giao thoa, tiếp biến với văn hóa bản địa ở mức độ khác nhau, từ đó hình thành
hai dòng: Hồi giáo Islam và Hồi giáo Bà Ni. Giữa Hồi giáo Islam và Hồi giáo Bà
Ni không cùng chung tổ chức, các hoạt động tôn giáo có những khác biệt nhất định
với nhau nhưng xét về mặt nguồn gốc, cả hai đều xuất phát từ Hồi giáo và đều có
những biến đổi riêng cho phù hợp với văn hóa, lối sống, tập quán ở địa phương.
Do đó, tên gọi “Hồi giáo Bà Ni” đã được nhà nước và các tổ chức tôn giáo người
Chăm Bà Ni ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận công nhận và thống nhất sử dụng
trên cơ sở đề nghị của hai tổ chức tôn giáo (Quyết định số 4106/QĐ-UBND ngày
01/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận chấp thuận nhân sự “Hội đồng Sư
cả Hồi giáo Bà Ni tỉnh Ninh Thuận” và Quyết định số 2161/QĐ-UBND ngày
31/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận công nhận tổ chức đối với “Hội đồng
Sư cả Hồi giáo Bà Ni tỉnh Bình Thuận”). Trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư, thông tin tôn giáo của công dân là người Chăm theo Hồi giáo Bà Ni được
ghi nhận cụ thể là “Hồi giáo Bà Ni” (không ghi chung chung là “Hồi giáo”).